Breaking News
Loading...
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Vấn đề xung quanh việc xử lý nước thải bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải ở các bệnh viện trước đây đa số vẫn chưa được hoàn thành hay đủ tiêu chuẩn nhưng sau 10 năm loay hoay với vấn đề xử lý nước thải bệnh viện thi đến nay gần như tất cả các bệnh viện do thành phố Hồ Chí Minh quản lý đã có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ra môi trường. Duy chỉ còn 4 bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố nằm trong danh sách gây ô nhiễm vì chưa có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn đầu ra môi trường.


"Xóa sổ" bệnh viện gây ô nhiễm Trao đổi ý kiến với chúng tôi về tình hình xử lý nước thải bệnh viện tại thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Biết cho biết, hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đều có kế hoạch quản lý tốt nguồn nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động. Nguồn nước thải y tế trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố đã được xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường với tỷ lệ khoảng 99,77%.

Đây là kết quả từ sự nỗ lực của thành phố sau nhiều năm quyết tâm "xóa sổ" bệnh viện gây ô nhiễm.

Cách nay hơn ba năm, trong cuộc họp đầu năm 2011 của Sở Y tế với lãnh đạo các bệnh viện và các trung tâm y tế dự phòng thành phố, nguyên Giám đốc Sở Y tế thành phố Phạm Việt Thanh đã quán triệt: "Đến ngày 26-12-2011, bệnh viện nào xử lý nước thải y tế không đạt tiêu chuẩn sẽ bị rút giấy phép hoạt động". Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản. 50/70 bệnh viện công lập và 24 trung tâm y tế dự phòng đều kêu không đủ kinh phí để đầu tư hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Trước tình hình này, Sở Y tế thành phố đã tham mưu, đề xuất UBND thành phố hai hướng xử lý: các bệnh viện có thể đăng ký xây dựng công trình xử lý nước thải bệnh viện theo hình thức xã hội hóa; hoặc UBND thành phố dùng kinh phí đầu tư xây dựng.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã lựa chọn và đưa vào ứng dụng đầu tiên công trình hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo hướng xã hội hóa từ đầu tháng 5-2011, công suất 1.000 m 3 /ngày đêm, do Công ty TNHH môi trường Việt - Nhật đầu tư trọn gói với chi phí 9,5 tỷ đồng. Hằng tháng, bệnh viện phải trả cho chủ đầu tư 156 triệu đồng (gần 2 tỷ đồng/năm). Sau mười năm hoạt động, chủ đầu tư bàn giao lại toàn bộ trang thiết bị cho bệnh viện. Tất cả chi phí từ nhân lực vận hành, bảo trì, duy tu, xử lý bùn, chi phí điện... đều do chủ đầu tư chi trả.

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện đầu tiên trên địa bàn thành phố được thí điểm xây dựng công trình xử lý nước thải bệnh viện với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng do Bộ Y tế đầu tư; công suất vận hành 4.000 m 3 /ngày đêm, sử dụng công nghệ AAO, kết hợp nhiều quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, bảo đảm xử lý nước thải với chi phí thấp và ổn định. Tiếp đó, các bệnh viện: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trãi, Chấn thương chỉnh hình, Nhân dân Gia Định, Nhi Đồng 2... cũng được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Không những thế, 24 trung tâm y tế dự phòng quận, huyện và hơn 300 trạm y tế cũng được đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với chi phí đầu tư khoảng hơn 200 triệu đồng/hệ thống. Các hệ thống xử lý nước thải này áp dụng công nghệ xử lý giảm lượng bùn dư không cần bể lắng, không cần bể chứa bùn và không cần xử lý bùn, công suất 2 m 3 /ngày.

Bốn bệnh viện trung ương than khó Cũng theo Phó Giám đốc Huỳnh Văn Biết, trên địa bàn thành phố hiện chỉ còn 4/21 bệnh viện công lập trực thuộc các bộ, ngành trung ương bị liệt vào danh sách có nguồn xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới tầng nước ngầm và sức khỏe của người dân. Đó là Bệnh viện 30 tháng 4 thuộc Bộ Công an; Bệnh viện Giao thông vận tải 8 thuộc Bộ Giao thông vận tải; hai đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng 1A Lý Thường Kiệt; Trung tâm phục hồi chức năng, số 70 Bà Huyện Thanh Quan. Các bệnh viện này đã lập dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhưng chưa được cơ quan chủ quản bố trí vốn để triển khai thực hiện.

Bệnh viện Giao thông vận tải 8, trực thuộc Cục Y tế (Bộ Giao thông vận tải) có địa chỉ tại số 72/3 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Nhiều năm nay, nước thải từ bệnh viện này không được lắng lọc, diệt khuẩn mà xả thẳng ra cống sinh hoạt chung của khu dân cư. Lý giải về sự chậm trễ trên, Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Đỗ Công Huân cho biết, bệnh viện vốn là nhà ở của dân từ năm 1976 nên không có HTXLNT.

Bác sĩ Huân cũng cho hay, do bệnh viện không đủ tiền để tự đầu tư HTXLNT nên từ năm 2007, bệnh viện đã xây dựng đề án khu xử lý nước thải, nhưng đến nay, cấp thẩm quyền vẫn chưa cấp kinh phí thực hiện.

Tương tự, tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng và Trung tâm phục hồi chức năng thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng kêu khó vì không có kinh phí để xây dựng HTXLNT. "Sở Y tế TP Hồ Chí Minh dự kiến quý II -2014, khối bệnh viện công lập thuộc các bộ, ngành trung ương có tỷ lệ quản lý và vận hành xử lý nước thải bệnh viện phát sinh trong quá trình hoạt động đạt quy chuẩn môi trường theo quy định sẽ đạt tỷ lệ 100%"-Phó Giám đốc Huỳnh Văn Biết nói.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer